Từ ngày 05/01/2020, Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (sau đây gọi tắt là “Nghị định 91”) có hiệu lực và sẽ thay thế Nghị định số 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; bãi bỏ điểm đ khoản 3 và điểm i khoản 6 Điều 57 về xử phạt vi phạm quy định về kinh doanh bất động sản quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017.Nghị định 91 có một số điều chỉnh về đối tượng áp dụng, quy định chi tiết một số khái niệm và quy định cụ thể thời điểm dùng để xác định thời hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với từng trường hợp hành vi vi phạm đã kết thúc hoặc đang thực hiện.Một trong những nội dung nổi bật của Nghị định 91 chính là việc tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh bất động sản, cụ thể: Tổ chức thực hiện kinh doanh bất động sản không nộp hồ sơ, không cung cấp, cung cấp không đầy đủ giấy tờ để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng, nhận chuyển quyền sử dụng đất tại dự án kinh doanh bất động sản theo quy định tại khoản 7 Điều 26 của Luật Nhà ở và khoản 4 Điều 13 của Luật kinh doanh bất động sản thì hình thức và mức xử phạt tương ứng với thời gian và mức độ vi phạm như sau:
Lưu ý:
- Thời gian vi phạm được tính từ ngày chủ đầu tư bàn giao nhà ở, công trình xây dựng, đất cho người mua hoặc kể từ thời điểm bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền theo thỏa thuận đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính. Trong trường hợp chủ đầu tư đã khắc phục sai phạm sau thời hạn theo quy định thì thời gian vi phạm được tính đến ngày chủ đầu tư khắc phục sai phạm.
- Trường hợp trong một dự án mà chủ đầu tư vi phạm ở nhiều mức thời gian khác nhau đối với các căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất khác nhau thì tính tiền phạt theo từng mức phạt theo quy định trên, nhưng tổng số tiền phạt không được vượt quá 1.000.000.000 đồng.
- Ngoài ra chủ đầu tư còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.